Kiến thức cơ bản và tổng quan về nhà thông minh (smart home)
1. Smart Home làm được những gì ?
Điều khiển từ xa
Điều khiển bóng đèn, TV, tủ lạnh, máy lạnh, quạt... từ bất kì nơi đâu, cả khi bạn trong nhà lẫn khi bạn ra ngoài đường. Lỡ bạn có quên tắt gì đó khi đi làm, hoặc chỉ đơn giản là lười đi tìm remote, thì smarthome sẽ giúp bạn giải quyết sự lười của mình.
Điều khiển bằng giọng nói
Một phần quan trọng của smarthome hiện đại là điều khiển được bằng giọng nói, chứ không lẽ lúc nào cũng phải kè kè cái điện thoại kế bên mình sao? Hiện đa số hệ thống smarthome chỉ điều khiển được bằng tiếng Anh, tiếng Việt có lẽ cuối năm nay mới có.
Tự động hóa điều khiển
Smarthome không chỉ là điều khiển tắt bật từ xa, nó còn phải thông minh, tự động phản ứng theo các tình huống như: mở cửa thì đèn phải tự bật, có người trong nhà thì mở máy lạnh, đi ra ngoài thì tắt đi, hoặc bật nhạc một phòng thì các phòng khác bật theo.
2. Các thiết bị smart home được kết nối mạng bằng cách nào ?
Các thiết bị nhà thông minh có thể được kết nối với mạng internet bằng 2 cách cơ bản: Chuẩn kết nối không dây hoặc có dây thông dụng (LAN, Wifi, 2G/ 3G/ 4G) hoặc Chuẩn kết nối tầm gần(Ví dụ như ZigBee).
LAN, Wifi, 2G/ 3G/ 4G: Các thiết bị gia dụng sẽ vào thẳng smarthome và kết nối đến Internet thông qua mạng truyền dẫn thông thường, không cần qua thiết bị trung gian nào.
ZigBee và kết nối tầm gần khác: Những thiết bị quá nhỏ, quá mỏng như cảm biến mở cửa, cảm biến nhiệt độ... không có khả năng tích hợp được module Wi-Fi, hoặc dùng Wi-Fi quá hao điện, thì sẽ dùng các kết nối như ZigBee hay LoRa để giao tiếp và truyền tín hiệu về một thiết bị trung tâm. Thiết bị trung tâm này có kết nối mạng dân dụng và sẽ gửi tiếp tín hiệu ra Internet.
3. Hệ sinh thái nhà thông minh có những gì ?
Lưu ý rằng đồ smarthome có những thiết bị kết nối trực tiếp được vào Wi-Fi, ví dụ như bóng đèn, loa thông minh, robot quét nhà. Nhưng cũng có những món cần thiết bị trung tâm mới chạy được do chúng dùng giao tiếp ZigBee để kết nối với thiết bị trung tâm, rồi từ thiết bị này mới vào Wi-Fi.
Bóng đèn Wifi |
Công tắc cảm ứng âm tường |
Thiết bị hồng ngoại (để điều khiển máy lạnh, quạt, TV... không smart) |
Chuông cửa thông minh |
Cảm biến của, nhiệt độ, cảm biến chuyển động |
Thiết bị trung tâm (Giao tiếp với cảm biến trong tầm gần) |
Các thiết bị điện dân dụng như TV, Tủ lạnh, máy giặt, robot lau nhà, ... |
Loa thông minh |
4. Những hệ sinh thái nào đang tham gia vào thị trường nhà thông minh ?
Xiaomi / Mija: Dễ mua nhất (ở Việt Nam), rẻ, rất nhiều món đồ cho bạn lựa, hay có sản phẩm mới.
eWelink: Chủ yếu là từ các nhà sản xuất Trung Quốc nhưng vẫn có đủ tính năng, dễ tìm mua thiết bị hỗ trợ eWeLink ở Việt Nam.
LG ThinQ: Cũng đa dạng phong phú và hỗ trợ rất ngon cho LG, nhưng khó mua tại Việt Nam.
Philips Hue: Xuất hiện sớm, bóng đèn Philips đã xây dựng hệ sinh thái của mình, nhưng giờ cũng dịch chuyển sang kiểu tích hợp với các bên khác.
5. Tự động hóa: Điểm nhấn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết lập smart home
Nếu chỉ bật tắt từ xa thôi thì chán lắm, một căn nhà thông minh đúng nghĩa còn phải giúp bạn tự động hóa một hoặc nhiều thao tác thường ngày, để bạn ít phải đụng tay chân hơn. Tự động hóa là chìa khóa quan trọng, bạn có thể làm những việc như cài cho cảm biến phát hiện cửa mở thì tự bật đèn, khi bạn về gần tới nhà thì tự bật sẵn máy lạnh ...
Đa số các app smarthome hiện nay đều hỗ trợ tính năng thiết lập tự động hóa (một số hãng gọi là ''Ngữ cảnh" ).
Ví dụ về điều khiển theo ngữ cảnh trên App eWelink |
Tự động hóa điều khiển theo điều kiện cho trước |
Đăng nhận xét Blogger Facebook